Ethereum là một nền tảng phần mềm mở dựa trên công nghệ Blockchain, cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng dựa trên hệ sinh thái phi tập trung (Decentralized applications). Ethereum được xem là một loại tiền mã hóa (Cryptocurrency) tương tự như Bitcoin nhưng không chỉ giới hạn ở khái niệm tiền tệ, Ethereum có thể ứng dụng vào nhiều thứ khác thông qua Hợp đồng thông minh (Smart contract) dựa trên công nghệ Blockchain

Ngày xửa ngày xưa, Bitcoin là đồng crypto đầu tiên ra đời. Đối với nhiều người, đồng tiền mã hóa này cũng không khác xa so với ý tưởng đồng tiền kỹ thuật số là mấy. Và thật kỳ diệu, sau hơn một thập kỷ ra đời, giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin đến nay đã là hơn 600 tỷ USD.

Thế nhưng đồng tiền mã hóa đứng thứ hai thế giới về vốn hóa, ETH, còn thú vị hơn nhiều so với “vị tiền bối” Bitcoin nổi tiếng của mình. Để biết vì sao ETH lại phổ biến đến vậy và cho đến nay vị thế của đồng coin này trên thị trường vẫn được giữ vững, trước hết chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân ra đời của hệ thống đang vận hành đồng tiền này Ethereum.

lịch sử của Ethereum

Vào mùa Halloween năm 2008, một hoặc một nhóm người sử dụng bí danh Satoshi Nakamoto đã công bố bản cáo bạch mô tả về một hệ thống dựa trên mạng lưới “phi tập trung” của các máy tính nhằm tạo điều kiện cho việc trao đổi giá trị ngang hàng (các đồng BTC). Những máy tính này xác minh và ghi nhận lại mỗi giao dịch trong một cuốn sổ cái kế toán chung được mã hóa. Naka- moto gọi cuốn sổ đó là “Blockchain” vì nó bao gồm nhiều tập hợp các giao dịch gọi là các khối (block), mỗi khối đều được liên kết với khối trước nó bằng thuật toán mã hóa.

Cuối cùng Bitcoin đã tăng trưởng, và sau đó người ta hồ hởi trước ý tưởng rằng Blockchain của Bitcoin có thể được sử dụng để làm những việc khác, từ theo dõi dữ liệu y tế cho đến thực hiện các giao dịch tài chính phức tạp. Nhưng Blockchain của đồng tiền này lại có thiết kế đặc thù dành riêng cho ứng dụng của tiền tệ, dẫn đến việc nó bị giới hạn phạm vi các ứng dụng mà hệ thống có thể hỗ trợ. Vì vậy những người hâm mộ Bitcoin bắt đầu thảo luận và suy nghĩ những phương thức mới.

Từ cái nôi nguyên thủy đó mà Ethereum đã ra đời

Trong bản cáo bạch được công bố vào năm 2013, Vitalik Buterin, khi đó mới 19 tuổi, đã trình bày ý tưởng của mình về một hệ thống Blockchain có thể hỗ trợ xây dựng mọi loại hình “ứng dụng phi tập trung”. Buterin đã đạt được điều này, phần lớn nhờ vào việc tạo ra một ngôn ngữ lập trình cho Ethereum để mọi người có thể tùy biến theo mục đích sử dụng của họ. Các ứng dụng mới này dựa trên hợp đồng thông minh – đây là những chương trình máy tính có khả năng thực hiện giao dịch, thường dùng để trao đổi tiền tệ dựa trên các điều kiện đã được thỏa thuận giữa những người tham gia.

Vitalik Buterin tạo ra ethereum

Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn muốn gửi đi vài đồng crypto một cách tự động dựa trên một hoặc một số yêu cầu cho trước, vào một thời điểm nhất định. Hợp đồng thông minh được dùng để làm điều đó. Các hợp đồng thông minh phức tạp hơn thậm chí còn cho phép tạo ra một loại tiền mã hóa hoàn toàn mới. Tính năng này là “cái nôi” sinh ra hầu hết các dự án ICO trước kia và là cũng là công nghệ mà rất nhiều nền tảng lớn hiện nay như ADA đang xây dựng.

Sức mạnh tính toán cần thiết để vận hành hợp đồng thông minh đến từ các máy tính trên một mạng lưới mở và phân tán. Chúng cũng xác nhận và ghi lại các giao dịch trên Blockchain. ETH, đồng tiền mã hóa chính thức của hệ thống, là phần thưởng cho sự đóng góp của các máy tính đó.

Trong khi Blockchain của Bitcoin là một cuốn sổ cái đầu tiên được sử dụng chung trên toàn cầu, thì Ethe- reum lại là một máy tính đầu tiên được sử dụng chung trên toàn cầu. Công nghệ này còn rất non trẻ và có rất nhiều nút thắt cần tháo gỡ, nhưng đó cũng chính là lý do vì sao dự án này thu hút cộng đồng và trở nên nổi tiếng.

Ethereum giải quyết vấn đề gì?

Rất nhiều người nghĩ Ethereum tạo ra để cạnh tranh trực tiếp với Bitcoin nhưng thực chất “store of value” không phải là tất cả những gì mà Ethereum nhắm đến. Công nghệ Blockchain của Ethereum tập trung tạo ra các ứng dụng hoạt động dựa trên Smart contract nhằm giải quyết mọi giao dịch một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm, an toàn và công khai.

Ethereum giải quyết vấn đề gì?

Hãy suy nghĩ về tất cả các dịch vụ trung gian đang tồn tại trên hàng trăm ngành công nghiệp khác nhau hiện nay. Tất cả đều tồn tại nhiều vấn đề bất cập về pháp lý, kiểm duyệt, gian lận, bảo mật…, gây tổn thất lớn về nhân lực, thời gian và tiền bạc

Lấy ví dụ khi muốn mua một căn nhà, các bạn sẽ cần phải chuẩn bị tiền bạc, giấy tờ, hợp đồng, các bên pháp lý… Ethereum ra sẽ giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn mà không cần bên thứ 3 nào khác can thiệp vào. Và không phụ sự kỳ vọng của cộng đồng, đến nay Ethereum gần như đã chiếm được ngôi vương trong số các nền tảng xây dựng dApp trên thị trường tiền mã hóa. Giá trị của đồng ETH không còn được đánh giá dựa trên con số giá thị trường nữa mà đó chính là đại diện cho giá trị và chất lượng cho cả một đế chế Ethereum hùng mạnh.

Độ lớn của thị trường Ethereum

Đơn vị tiền tệ chính của hệ sinh thái Ethereum có tên gọi Ether (ETH). Với vốn hóa thường xuyên giữ vị trí thứ 2 trên Coimarketcap, thị trường của loại crypto này cũng vô cùng rộng lớn. Hầu hết tất cả các sàn giao dịch tiền mã hóa đều niêm yết ETH hoặc/và sử dụng ETH làm coin cơ bản để mua bán các loại tiền khác. Số lượng các ví hỗ trợ ETH cũng rất phổ biến. Với công nghệ tốt và tiềm năng sử dụng trong thực tế, ETH sẽ còn mở rộng thị trường hơn nữa, đó là chưa nói đến sự thống trị của Ethereum trong thị trường tài chính phi tập trung (DeFi).

Smart contract và dApp

Từ khi vừa ra đời, Ethereum đã mang trong mình sứ mạng còn hơn cả việc trở thành một loại tiền mã hóa. Đó là mong muốn tạo ra một hệ sinh thái Block- chain, là cái nôi của các ứng dụng dApp (decentralized application – ứng dụng phi tập trung) dựa trên smart contract (hợp đồng thông minh).

Smart contract có thể được phát triển nhằm giúp người nông dân bán sản phẩm và thanh toán trực tiếp với người tiêu dùng dễ dàng hơn. Hay đã có hàng tá những ứng dụng được xây dựng trên Ethereum, mang tới một hướng mới trong quản lý bất động sản, chuỗi cung ứng hay hỗ trợ chi trả các khoản phí trong đời sống hàng ngày

Những ưu điểm vượt trội và tiềm năng phát triển lâu dài vô hạn đã giúp Ethereum thu hút sự chú ý từ các ông lớn trong ngành công nghệ, tài chính, giải trí, dịch vụ… Họ dần có cái nhìn nghiêm túc về ứng dụng Ethereum để giải quyết các vấn đề liên quan. EEA (Enterprise Ethereum Alliance – Liên minh các Doanh nghiệp Ethereum), một tổ chức được thành lập bởi Microsoft, đã thu hút hơn 150 tổ chức tài chính công nghệ hàng đầu thế giới tham gia, tạo nên cơn sốt thực sự cho nền tảng Ethereum.

Smart contract và dApp

Thị trường dành cho smart contract trong thực tế là vô cùng rộng lớn, những gì hiện tại chúng ta có thể thấy về ứng dụng của smart contract và dApp trên Blockchain Ethereum chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mà thôi. Ethereum cũng như công nghệ đứng sau nó vẫn chưa khám phá hết tiềm năng thật sự của thị trường.

Tuy có khá nhiều đối thủ như NEO hay EOS trong lĩnh vực xây dựng hợp đồng thông minh nhưng cho đến thời điểm hiện tại, ngoài tư cách là loại tiền mã hóa trong top đầu thị trường, Ethereum còn là ông vua trong thị trường smart contract và dApp. Số lượng các ứng dụng được phát triển trên nền tảng Ethere- um vô cùng lớn mang lại lợi ích không nhỏ cho xã hội.

Giống như một máy tính chỉ có thể phát huy hiệu quả của nó khi có các phần mềm hữu dụng, Ethereum chỉ thành công khi có các dApps hoạt động trên mạng lưới. Dù bạn là ai đi chăng nữa, nếu bạn có kiến thức, đam mê lĩnh vực này và mong muốn tự tạo cho mình một ứng dụng dApp thì smart contract Ethereum sẽ là một nền tảng tuyệt vời để bạn thực hiện ước mơ của mình. Đó cũng chính là lý do khiến thị trường Ethereum ngày một rộng lớn hơn

ICO trên mạng lưới Ethereum

Cho đến nay Ethereum vẫn là nền tảng được nhiều dự án lựa chọn để vận hành bất chấp sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng khác như Binance Smart Chain. Khởi nguồn là xu hướng Initial Coin Offerings (hình thức huy động vốn lần đầu bằng cách phát hành token), hay còn gọi ICO, đã cực kỳ nở rộ vào những năm 2017 – 2018. ICO về cơ bản là một cơ chế gây quỹ cho phép một người hoặc một nhà đầu tư nhận được token và đổi lấy một loại tiền mã hóa đáng tin cậy khác như Ethereum hay Bitcoin.

Thông thường, các ICO trên mạng lưới Ethereum sẽ phát hành token theo chuẩn ERC20 cho người dùng thông qua smart contract, cho phép các nhà phát triển có được lợi thế an ninh của giao thức Ethereum, loại trừ tất cả sự phức tạp và phí tổn kỹ thuật không cần thiết. Giờ đây các nhà phát triển không còn phải lo lắng nhiều về an toàn để có thể tập trung vào phát triển lớp ứng dụng, mang lại trải nghiệm tinh tế hơn cho người dùng nhằm tăng khả năng dự án/nền tảng được chấp nhận. Đây chính là một trong những lý do giúp thị trường Ethereum ngày càng rộng lớn

DeFi trên mạng lưới Ethereum

DeFi trên mạng lưới Ethereum

Khác với CeFi (tài chính tập trung), DeFi (tài chính phi tập trung) tận dụng sức mạnh và ưu điểm của Blockchain để tạo nên một nền tài chính mở mà trong đó mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào mà không chịu sự chi phối bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.

Mặc dù phong trào DeFi đến thời điểm này đã không còn sôi động như lúc mới nở rộ nhưng điều quan trọng là nó vẫn còn tồn tại và phát triển không ngừng  và vẫn là một nền tảng tài chính tiềm năng lớn khi liên tục có nhiều dự án tham gia vào.

Tổng giá trị bị khóa (TVL) trong DeFi là 46,86 tỷ USD (cập nhật ngày 23/6/2021). Nhìn qua thì thấy đây chỉ là một con số quá nhỏ bé so với vốn hóa của thị trường, tuy nhiên đó là một mức tăng gần 70 lần so với TVL đầu năm 2020 là 664 triệu USD (trước đó TVL cao nhất đạt 87 tỷ USD). Điều đáng nói ở đây là phần lớn các dự án về DeFi (như Lending, sàn giao dịch phi tập trung, thanh toán,…) đều chạy trên mạng lưới của Ethereum (theo thông tin trên DeFi pulse).

Cấu trúc hoạt động của Ethereum

Ether hay ETH là đơn vị tiền tệ đã được mã hóa được sử dụng trong các giao dịch mua bán trên hệ thống mạng lưới Ethereum. Trên các sàn giao dịch crypto, hiện nay Ether được niêm yết với mã là ETH.

Hệ thống máy ảo Ethereum

Ethereum Virtual Machine (EVM) là hệ thống máy ảo dùng để thực thi các Smart contract

Hợp đồng thông minh

Smart contract – Hợp đồng thông minh là thuật ngữ dùng để thể hiện khả năng trao đổi, mua bán giao dịch giữa hai đối tượng không biết nhau một cách hoàn toàn tự động và không bị can thiệp bởi bên thứ ba. Hợp đồng thông minh là trái tim của mọi hoạt động trên Ethereum dựa trên công nghệ Blockchain

Ngôn ngữ lập trình trong Ethereum

Ethereum có thể thực thi được các đoạn mã viết bởi hầu hết các ngôn ngữ hiện nay như: C++, Go, Haskell, Java, Python, Ruby, Rust, WebAssembly…

Điểm khác biệt giữa Ethereum và Bitcoin

  • Ethereum có thể làm được tất cả những gì mà Bitcoin làm được, cộng thêm những cải tiến mới mẻ đã giúp nó thành công trong thời điểm hiện tại và báo hiệu một tương lai phát triển rất tiềm năng.Thời gian tạo khối Ethereum cực nhanh, chỉ mất khoảng 14 giây trong  khi Bitcoin phải mất tới 10 phút để khởi tạo. Ethereum sử dụng giao thức Ghost khiến việc giao dịch trở nên nhanh chóng và vượt trội hơn Bitcoin.
  • Bitcoin giới hạn số lượng ở con số 21 triệu nhưng Ethereum thì ngược lại, số lượng Ether không giới hạn đã giúp Ethereum chiếm ưu thế hơn so với Bitcoin.
  • Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas (quy đổi ra Ether), được tính dựa trên độ phức tạp của thuật toán, mức độ sử dụng băng thông và nhu cầu lưu trữ. Còn phí giao dịch Bitcoin theo hướng cạnh tranh, ai trả phí cao hơn sẽ được thợ đào ưu tiên xử lý giao dịch trước.
  • Ethereum cho phép chạy mã Turing-complete, cho phép mọi tính toán được thực thi nếu có đủ khả năng tính toán và thời gian. Tuy nhiên điều này cũng mang lại nhiều rủi ro bị tấn công hơn cho Ethereum so với cấu trúc đơn giản của Bitcoin.
  • Có 13% số ETH được bán cho lượng người đã tài trợ dự án ban đầu. Còn những người đầu tiên đào Bitcoin nắm giữ số lượng lớn Bitcoin đang phát hành.
  • Ethereum chống lại việc sử dụng ASIC như Bitcoin. Người đào Ethereum phải sử dụng card đồ họa vì hàm băm của Ethereum yêu cầu sử dụng bộ nhớ.
  • Ethereum chống lại việc đào mỏ tập trung bằng cách sử dụng giao thức Ghost.

Ứng dụng đang được phát triển trên nền tảng Ethereum

Một số ứng dụng thực tế của Ethereum như  Uport  cung  cấp  cho  người dùng sự kiểm soát danh tính và thông tin cá nhân một cách an toàn      và tiện  lợi.  BlockApps  cung  cấp  tất  cả  các  công  cụ  cần  thiết  nhất  để  tạo  ra  các  ứng  dụng  Blockchain  riêng  tư,  công  khai  và  bán  công  khai…

Ứng dụng đang được phát triển trên nền tảng Ethereum

Gây quỹ cộng đồng (hay crowdfunding) ngày càng trở nên phổ biến hơn. Theo đó, chúng ta cũng có các nền tảng như Kickstarter hay Indiegogo là những ứng dụng tiêu biểu của công nghệ Ethereum để hiện thực hoá quy trình tương đối phức tạp này. Bằng cách này, các nhóm khởi nghiệp chỉ cần đặt mục tiêu và điền các thông tin cần thiết để hoàn thành hồ sơ dự án.

Sau đó, các hợp đồng thông minh (Smart Contract) sẽ tự động thực hiện các điều khoản hay yêu cầu để hoàn thành quy trình. Khi gọi vốn thành công, các tổ chức gây quỹ sẽ lấy phí theo % tính trên giá trị nguồn quỹ và chuyển phần còn lại cho dự án khởi nghiệp.

Còn nếu bạn đang lo ngại về vấn đề riêng tư trên Facebook thì mạng xã hội Akasha là nền tảng mạng xã hội phi tập trung mà bạn có thể chờ đợi. Có rất nhiều ứng dụng khác đã và đang được xây dựng trên mạng lưới của Ethereum, số lượng này cũng có thể làm bạn choáng ngợp đấy.

Kế hoạch phát triển và những cột mốc đã đạt được

Phát biểu ngày 25 tháng 11 tại BeyondBlock Taipei 2017, nhà phát mình và là cha đẻ của Ethereum – Vitalik Buterin đã phác thảo tầm nhìn về loại tiền tệ này. Anh đã mô tả những thay đổi lớn trong kiến trúc của Ethereum có thể xảy ra trong vài năm tới để cải tiến Ethereum về sự riêng tư, an toàn (an toàn của sự đồng thuận và an toàn của hợp đồng thông minh) và tất nhiên – khả năng mở rộng, đó là trọng tâm chính trong cuộc nói chuyện của Buterin.

Sau đây chúng ta hãy cùng điểm lại những thành tựu mà Ethereum đã đạt được trong quá khứ cũng như kế hoạch phát triển trong tương lai mà Vitalik nói rằng “khá khiêm tốn”.

Frontier

Ethereum Frontier là phiên bản phát hành Alpha trực tiếp đầu tiên của mạng Ethereum vào tháng 7 năm 2015. Frontier là xương sống của hệ sinh thái Ethereum cho phép mọi người bắt đầu khai thác mỏ và cũng dùng để bắt đầu quá trình giao dịch. Đây là phiên bản đầu tiên, mở đường cho việc phát triển hơn nữa.

Homestead

Homestead là nâng cấp Ethereum chính thứ hai. Việc phát triển bao gồm một số nâng cấp giao thức tạo ra khả năng thay đổi hơn cho các phiên bản tiếp theo.

Metropolis

Hiện tại chúng ta đang ở giai đoạn này. Đây là phiên bản mở cho mọi người. Không chỉ giới thiệu thêm giao thức nâng cấp và mở đường cho Casper, mà Metropolis còn có các giao diện mới cho người sử dụng không am hiểu nhiều về kỹ thuật. Điều này sẽ giúp bạn thích ứng hơn và cũng sẽ giúp các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng dễ sử dụng. Vào cuối tháng 02/2019 vừa qua, đội ngũ Ethereum vừa hoàn tất hard-fork Constantinople và St.

Petersburg sau nhiều lần trì hoãn. Được biết lần hard-fork này không tạo ra thêm coin mới mà chỉ nhằm nâng cấp giao thức hệ thống, cải thiện khả năng bảo mật và thay đổi số phần thưởng đào cho miner. Theo đội ngũ cho biết, bản nâng cấp này sẽ không tương thích với hệ thống cũ và sẽ có tác động lớn đến thị trường khai thác Ethereum, từ đó hướng đến tính năng đào kết hợp PoS và PoW nhằm tối ưu hóa nền cho nền tảng Ethereum. Constantinople là giao thức trong giai đoạn Metropolis.

Serenity

Serenity là giai đoạn cuối của mạng Ethereum. Việc phát hành đã được lên kế hoạch vào đầu năm 2018, nhưng đội ngũ có thể có một số sự chậm trễ. Mục đích của Serenity là chuyển đổi giao thức từ proof-of work sang proof-of-stake, bằng cách sử dụng một phương pháp gọi là Casper. Vì một số trì hoãn trong giai đoạn Metropolis nên Serenity phải bị lùi ngày ra mắt vào khoảng giai đoạn cuối 2019 – đầu 2020.

Vào cuối quý 2/2021, dự án đang thực hiện tuần tự theo lộ trình các bước trong Serenity để chuyển đổi từ cơ chế động thuận PoW sang PoS, tiến tới hoàn thiện nền tảng ETH 2.0. Đây là một bước tiến lớn của dự án Ethereum từ khi ra đời đến nay, bao gồm các giai đoạn The Beacon Chain (đã hoàn tất), The merge (dự kiến hoàn thành trong năm 2021), Shard chains (dự kiến hoàn thành trong năm 2022).

Thêm vào đó, bảng cập nhật Hardfork sắp tới của Ethereum, London đang được rất nhiều cộng đồng chờ đợi bởi cùng với nó còn có Đề xuất EIP-1559 thay đổi cơ cấu phí của mạng lưới. Cụ thể đề xuất này sẽ chia chi phí ra làm 2 phần đó là: Based Fee (hay phí căn bản cần có để di chuyển trên mạng lưới): Phí này sẽ không còn theo hình thức đấu giá như trước đây mà dựa theo tình hình của mạng lưới (tắc nghẽn hoặc bình thường). Trong trường hợp tắc nghẽn thì phí này sẽ tự động được tăng lên. Điều khác biệt là thợ đào sẽ không còn được nhận phí này nữa

Phụ phí sẽ là phần tiền mà thợ đào sẽ nhận được, tuy nhiên đây là loại phí không bắt buộc và có thể tùy chỉnh. Đề xuất này sẽ không làm giảm đi phí giao dịch trên mạng lưới Ethereum mà chỉ làm cho phí trở nên ổn định hơn nhằm tránh hiện tượng tăng hay giảm đột ngột.

Như vậy nếu Đề xuất EIP-1559 được thông qua thì sẽ không có lợi cho các thợ đào trên mạng lưới Ethereum. Thu nhập của họ sẽ giảm từ 20 – 35% so với trước đây. Theo thông tin mới nhất, bảng hardfork London và đề xuất EIP-1559 đã được đưa lên mạng thử nghiệm Ropsten. Nếu thử nghiệm thành công thì sẽ ra mắt đúng như dự kiến là tháng 7/2021.

Đội ngũ chịu trách nhiệm của Ethereum

Đội ngũ chịu trách nhiệm của Ethereum

Tìm hiểu lịch sử phát triển của Ethereum

Ethereum ban đầu được mô tả trong một văn bản của Vitalik Buterin, một lập trình viên liên quan đến Bitcoin vào cuối năm 2013 với mục tiêu xây dựng các ứng dụng phân quyền. Buterin đã lập luận rằng Bitcoin cần tiếp cận theo một cách khác để phát triển ứng dụng. Vì không đạt được thỏa thuận với nhóm phát triển Bitcoin nên anh đã đề xuất phát triển một nền tảng mới với một ngôn ngữ kịch bản tổng quát hơn.

Bốn thành viên ban đầu của nhóm Ethereum là Vitalik Buterin, Mihai Alisie, Anthony Di Iorio và Charles Hoskinson. Phát triển chính thức của dự án phần mềm Ethereum bắt đầu vào đầu năm 2014 thông qua một công ty Thụy Sĩ tên là Ethereum Switzerland GmbH (EthSuisse). Sau đó, một tổ chức phi lợi nhuận tại Thụy Sĩ mang tên Ethereum Foundation cũng được thành lập. Việc phát triển Ethereum được tài trợ bởi cộng đồng trên khắp thế giới trong suốt tháng 7 và tháng 8 năm 2014, với những người tham gia mua Ethereum bằng các loại tiền mã hóa khác như BTC.

Các tập đoàn lớn đứng sau Ethereum

Với những ưu điểm vượt trội và tiềm năng phát triển lâu dài vô hạn, Ethe- reum đã thu hút sự chú ý từ các ông lớn trong ngành công nghệ, tài chính, giải trí, dịch vụ… Các ông lớn này có cái nhìn nghiêm túc về ứng dụng Ethereum để giải quyết các vấn đề liên quan.

“EEA được thành lập đã thu hút hơn 150 tổ chức tài chính công nghệ hàng đầu thế giới như AION Foundation, BNY Mellon, Consensys, JP Morgan… Đồng thời sự góp mặt của các công ty startup về phát triển công nghệ Blockchain như BlockApps… đã tạo nên cơn sốt thực sự cho nền tảng Ethereum” (số liệu cập nhật 24/6/2021).

Cộng đồng Ethereum

Cộng đồng Ethereum

Số lượng ứng dụng dApp trên Blockchain Ethereum đang tăng vụt như nấm mọc sau mưa là minh chứng rõ nhất cho sự phổ biến của nền tảng này trên thị trường. Với hơn 1 triệu thành viên trên Reddit, hơn 1,3 triệu lượt theo dõi trên Twitter và hơn 232 nghìn lượt thích trên Facebook, Ethereum xứng đáng nằm trong số những nền tảng đứng đầu về quy mô cộng đồng ủng hộ

Từ khi ra đời đến nay, Ethereum luôn là một đề tài nóng bỏng trong cộng đồng tiền mã hóa, không chỉ vì đơn vị tiền tệ Ether của nền tảng này có số vốn hóa nằm trong top thị trường mà ứng dụng thực tế cũng vô cùng hữu ích. Với những kế hoạch phát triển trong thời gian sắp tới, tin chắc rằng Ethereum sẽ ngày càng chiếm được sự tin tưởng từ xã hội, các tổ chức kinh tế chính trị cũng như những nhà đầu tư.

Joseph Lubin, nhà đồng sáng lập Ethereum và cũng là người sáng lập ra ConsenSys – một công ty phần mềm Blockchain ở New York với 1.000 lập trình viên, cho biết:

“Blockchain còn hơn cả một thị trường, nó là một phong trào cách mạng. Chỉ số vốn hoá thị trường không phản ánh đầy đủ những hoạt động đang diễn ra. Trên nền tảng Ethereum, các hệ thống phi tập trung đang ngày càng phát triển. Mỗi ngày có hơn 10 tỷ yêu cầu truy cập API của Infura, 1 triệu lượt tải Truffle, 1 triệu lượt tải MetaMask. Hiện có 12.000 node Ethereum đang hoạt động, 48 triệu địa chỉ Ethereum. Bên cạnh đó, khối lượng công việc về lĩnh vực Blockchain trên Linkedin đã tăng gấp 3 lần.”

Truffle, Infura và MetaMask là 3 sản phẩm chính của Ethereum và cũng là cơ sở hạ tầng xương sống của nền tảng này. “TIM” là tên viết tắt và cũng là thuật ngữ thường dùng của cộng đồng để gọi tổ hợp công nghệ này. Truffle là một bộ khung phát triển Blockchain Ethereum cho phép các lập trình viên xây dựng sản phẩm dựa trên hệ thống Blockchain. Infura là một cơ sở hạ tầng node dùng để xử lý những yêu cầu trên các ứng dụng phổ biến. Còn MetaMask là ví lưu trữ Ethereum và token ERC-20 đang hoạt động trên Infura và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Ngày nay, Ethereum là cái tên dẫn đầu trong lĩnh vực DeFi cũng như là các ứng dụng dApp, cùng CIC điểm qua một số cái tên nổi bật đang vận hành trên mạng lưới Ethereum nhé.

Lĩnh vực tài chính của Ethereum

  • Vay và cho vay: Aave, Compound
  • Sàn giao dịch phi tập trung: Uniswap, 1inch…
  • Trading và thị trường dự đoán: Augur, Polymaket, Loopring, dYdX…
  • Thanh toán: Tornado cash, Sablier
  • Bảo hiểm: Nexus Mutual, Etherisc

Lĩnh vực nghệ thuật và đồ sưu tập

  • Sưu tập kỹ thuật số: OpenSea, Rarible

Lĩnh vực game của Ethereum

Lĩnh vực game của Ethereum

Axie Infinity, Decentraland

Kể cả khi xu hướng thị trường giảm mạnh vào năm 2018 thì cơ sở người dùng trên giao thức Blockchain Ethereum vẫn gia tăng đáng kể và hệ thống hạ tầng giúp vận hành hệ sinh thái này đã trở nên vững chắc thấy rõ, chưa kể đến giai đoạn thị trường đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Chúng ta đã chứng kiến một làn sóng các dApp hay các dự án DeFi, farming liên tục ra mắt trên nền tảng Ethereum đến nỗi mất kiểm soát, chính điều này đã thu hút một số lượng người dùng rất lớn.

Nhà đồng sáng lập Ethereum cũng nhấn mạnh rằng việc sử dụng Ethere- um ở các quốc gia đang phát triển như Philippines bắt đầu gia tăng, thông qua việc nước này đang liên kết các ngân hàng nhỏ ở vùng sâu vùng xa với nhau thông qua hệ thống thanh toán dựa trên Blockchain. Đây là một sáng kiến đến từ Union Bank, một trong những tổ chức có tầm ảnh hưởng mạnh nhất tại quốc gia này. Họ cũng đã bắt tay với Ethereum để xây dựng và triển khai hệ thống này.

Bất chấp tình hình thị trường ngày càng trở nên phức tạp, Lubin cho biết anh vẫn giữ thái độ lạc quan về xu hướng cũng như tiềm năng phát triển dài hạn của Blockchain Ethereum:

“Tôi tin tưởng công nghệ Blockchain bởi vì những con người đang đứng sau nó. Đó là những lập trình viên, kỹ sư, kỹ thuật viên đã và đang xây dựng hệ thống, là những chuyên gia về hợp đồng thông minh luôn kiểm tra và đảm bảo an toàn cho từng dòng code, là những chuyên viên thiết kế giao diện luôn quan tâm sâu sắc đến trải nghiệm người dùng, là những con người luôn tích cực quảng bá dự án với câu chuyện về bộ thư viện tương tác node Ethereum Web3.”

Các yếu tố kinh tế

Theo thông tin trên Coinmarketcap vào cuối quý 02/2021, tổng vốn hóa của Ethereum trên thị trường đạt hơn 225.547.883.481 USD với số lượng ETH đang lưu thông vào khoảng 116.420.149 ETH.

Không giống như Bitcoin, Ethereum có lượng cung tiền vô hạn, vì vậy các nhà đào có thể không cần phải lo lắng về giới hạn đào. Tuy nhiên đây cũng chính là lý do một số nhà đầu tư lo lắng về việc ETH sẽ giảm giá trị trong tương lai. Để có thể cải thiện được vấn đề này, đội ngũ phát triển cũng đã có những kế hoạch dành riêng cho ETH như thay đổi thuật toán PoW sang PoS hay đề xuất giới hạn nguồn cung.

Ethereum hiện nay đã không còn quá mới mẻ với nhiều người, tuy nhiên nền tảng này vẫn còn tương đối non trẻ trước những biến động từ thị trường tài chính. Sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ cả về mặt dự án và giá cả trong thời gian qua đã phần nào chứng minh được giá trị tiềm năng của Ethereum. Cơ hội luôn tồn tại với những nhà đầu tư thông minh vì chính những tiềm năng xuất phát từ bản chất công nghệ đứng sau Ethereum.

TỔNG KẾT

Ngành công nghiệp tiền mã hóa đã trải qua 5 chu kỳ bong bóng hình thành rồi lại nổ vỡ trong hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, qua mỗi năm, thị trường lại có thêm nhiều công việc, thêm nguồn tài nguyên cũng như nguồn vốn đổ vào để chào đón một làn sóng tiếp theo của những người ủng hộ crypto.

Trong đó có các nhà đầu tư, lập trình viên, doanh nhân cũng như các dự án mong muốn có được cơ hội trong ngành công nghiệp non trẻ nhưng cũng đầy tiềm năng này. Ethereum là một trong những lá cờ đầu của thị trường crypto nói chung cũng như của các giao thức hợp đồng thông minh trên nền tảng Blockchain nói riêng.

Trong giai đoạn hiện tại, dự án này vẫn duy trì sự ổn định và đã đạt được những bước tiến nhất định về mặt công nghệ. Là một nhà đầu tư, giá của một tài sản là yếu tố quan trọng để đánh giá tiềm năng của tài sản đó, nhưng yếu tố đó không bao trùm tất cả, nhất là trong lĩnh vực tiền mã hóa. Điều chúng ta cần quan tâm chính là tiềm năng trong tương lai, là khả năng duy trì bền vững của một dự án mà Ethereum chính là một ví dụ điển hình.