Định nghĩa về Defi

Tài chính phi tập trung Defi (DeFi – Decentralized Finance) là một hệ thống mà các sản phẩm tài chính có sẵn một mạng blockchain phi tập trung công khai. Điều đó đồng nghĩa với việc ai cũng có thể sử dụng nó, thay vì thông qua những trung gian như ngân hàng hay công ty môi giới. DeFi tập trung sử dụng công nghệ để loại bỏ các mô hình tập trung và đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính ở bất kì nơi đâu và bất kì ai. 

Định nghĩa defi là gì?

Nó không giống như mở một tài khoản ngân hàng hay đăng ký bảo hiểm xã hội của chính phủ. Cụ thể hơn, Defi ecosystem là hệ thống cho phép người mua, người bán, người cho vay hay người vay có thể tương tác ngang hàng hoặc với người trung gian dựa trên một phần mềm được bảo mật nghiêm ngặt chứ không phải qua một công ty hay bất kì một tổ chức giao dịch nào cả.

Ví dụ khi bạn mua một món đồ và thanh toán bằng thẻ tín dụng, lúc đó sẽ có một tổ chức tài chính nằm giữa bạn và doanh nghiệp (ngân hàng), họ có quyền kiểm soát giao dịch, ghi lại giao dịch đó vào hệ thống riêng của họ. Nhưng với DeFi, những trung gian đó bị loại bỏ hoàn toàn, bạn sẽ là người giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp thông qua một Defi apps và ghi lại giao dịch đó cho riêng bạn. Bởi thế, DeFi còn có tên gọi khác là “tài chính mở”.

Defi trong thế giới Blockchain

Defi là một ứng dụng thiết thực nhất của blockchain. Tất cả các hoạt động và giao dịch trên DeFi không bị quản lý bởi một tổ chức, hay bất kì cá nhân nào, mà thay vào đó là các ứng dụng của công nghệ trong việc viết code (mã) hoặc smart contract (hợp đồng thông minh) nhờ đó DeFi sẽ tự hoạt động mà không cần đến sự can thiệp của con người khi chúng được triển khai trên blockchain. Bên cạnh đó, DeFi còn thừa hưởng được những ưu điểm đã có trên blockchain như:

  • (Decentralized) Tính phi tập trung: Không tồn tại vai trò của cơ quan chức năng hay tổ chức kinh tế nào.
  • (Permissionless) Không cần sự cho phép: Người dùng bình đẳng và không phải đăng ký với thủ tục phức tạp.
  • (Economical) Tiết kiệm chi phí: Chính vì không có tổ chức hay cơ quan, nên mọi chi phí qua bên thứ ba đều được cắt giảm.
  • (Transparent) Tính minh bạch: Những yếu tố do người tác động sẽ được hạn chế vì mọi hoạt động đều được ghi nhận và công khai trên hệ thống.
  • (Self-Custody) Không cần uỷ thác: Người dùng không cần uỷ thác tài sản cho bên thứ 3. Người đảm nhận vai trò lúc này sẽ là Smart Contract, đồng thời duy trì luật trong thị trường DeFi. Bên cạnh đó Smart Contract hoàn toàn công khai trên blockchain nên bất kì ai cũng có thể kiểm chứng.

Thành phần quan trọng của DeFi

Các thành phần của Defi

Decentralized Stablecoin (Các đồng Stablecoin phi tập trung) 

Stablecoin là loại cryptocurrency (tiền điện tử) được được phát hành theo hình thức phi tập trung. Nó được thiết kế với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị tiền tệ bằng cách đặt nó vào một tài sản nào đó cố định hơn  như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…) hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác. Stablecoin chuyển giao giá trị ngang hàng nhờ tận dụng lợi thế của blockchain để người dùng không phải chịu ảnh hưởng bởi sự biến cao như từ các loại tiền điện tử (cryptocurrency) khác. 

Decentralized Lending and Borrowing (nền tảng vay và cho vay phi tập trung)

Defi lending là nền tảng vay và cho vay phi tập trung, hai chủ thể chính trong Lending & Borrowing.

Lenders (depositors) (Người cho vay): Sử dụng các tài sản hoặc tiền để cho các Borrowers vay với tỉ lệ lãi suất nhất định. Họ sẽ nhận được vốn và cả lãi suất sau một khoảng thời gian nhất định như đã thỏa thuận từ ban đầu.

Borrowers (loan takers) (Người vay): Vay tiền hoặc tài sản từ các Lender và sẵn sàng trả lãi cho số tiền đó.

Decentralized Insurance (bảo hiểm phi tập trung)

Những người dùng trong các Defi applications sẽ có một hình thức bảo hiểm khác gọi là bảo hiểm phi tập trung (Decentralized Insurance). Trong bảo hiểm DeFi sẽ có ba bên, vì muốn có sự phân quyền rõ ràng: 

  • Người mua bảo hiểm: Đó là những người khi tham gia vào không gian mã hóa hoặc dùng các sản phẩm liên quan đến DeFi và muốn bảo vệ mình khỏi những rủi ro. Lúc đó, họ sẽ mua bảo hiểm để được bồi thường theo hợp đồng thông minh (Smart Contract) khi có sự cố xảy ra.
  • Người đánh giá rủi ro: Họ là những người tin tưởng hệ thống và bỏ tiền ra bảo hiểm cho người khác. Số tiền sẽ được chia cho những người đánh giá rủi ro này khi người mua bỏ tiền ra mua bảo hiểm.
  • Người đánh giá yêu cầu bồi thường: yêu cầu bồi thường của người mua bảo hiểm sẽ được đánh giá và xem xét có được chấp nhận hay không.

Ba bên này sẽ phối hợp với nhau và cùng phân chia rủi ro trong toàn bộ hệ thống bảo hiểm phi tập trung.

Decentralized Exchanges (DEX) (Các sàn phi tập trung)

Các sàn giao dịch điện tử DEX (Decentralized Exchange) được tạo ra và đem vào hoạt động một cách phi tập trung dựa trên Defi platforms. Giao dịch mua bán được diễn ra ngang hàng ngay trên mạng lưới blockchain nhờ DEX, mà không cần thông qua một trung gian nào cả.

Liquidity Mining (khai thác thanh khoản)

Hình thức Liquidity Mining là một hình thức kiếm lợi nhuận thông qua việc cung cấp thanh khoản đồng coin mà người dùng có trên sàn giao dịch. Người dùng sẽ nhận được phần thưởng là các đồng governance token sau đó.

Khi nhắc đến hình thức này, người ta cũng thường nhắc đến thuật ngữ Yield Farming. Yield Farming để chỉ những người tạo ra được nhiều lợi nhuận nhất có thể từ tài sản mà mình đã đầu tư ban đầu qua việc cung cấp các thanh khoản cho các Defi protocols. Yield Farming tập trung vào việc sử dụng khóa token trong giao thức của hệ sinh thái đã có sẵn để nhận thêm token nhờ vào đó. Famer sẽ dùng tiền của mình và chuyển vào các giao thức khác nhau để thu về lợi nhuận cao cho mình.

Decentralized Oracles

Hệ thống cung cấp dữ liệu (Oracle) cho các hợp đồng thông minh (smart contract) và các blockchain theo thời gian thiết thực. Nhờ Oracle, blockchain và smart contract (on-chain) có thể tương tác với dữ liệu bên ngoài (off-chain).

Nói chung, một nguồn dữ liệu được gửi đến cho các smart contract thông qua hoạt động của Oracle. Qua đó, chúng được phép truy cập vào dữ liệu thực tế nằm ngoài hệ sinh thái Blockchain. Thường là giá của tài sản tại một thời điểm nào đó thực tế nhất. 

Decentralized Derivatives (các dự án phái sinh phi tập trung)

Nếu trong tài chính truyền thống, Derivatives (phái sinh) là hợp đồng giao dịch tài chính dựa vào giá trị của một tài sản nào đó trong tương lai giữa hai hay nhiều bên. Có nghĩa là người đó thực hiện giao dịch dựa trên giá trị của một thực thể khác mà không phải trực tiếp sở hữu nó. Sự chênh lệch và biến động giá của tài sản đó là lợi nhuận mà người đó sẽ thu được.

Hình thức giao dịch phái sinh phi tập trung trong DeFi tùy thuộc vào giá trị của các hợp đồng Crypto. Một cách đơn giản hơn là người ta sẽ dựa trên giá của các đồng Crypto mà giao dịch với nhau, chứ không phải là sở hữu và mua bán các đồng đó một cách trực tiếp.

Giao dịch phái sinh phi tập trung tạo sự khác biệt đáng kể với giao dịch phái sinh truyền thống, chủ yếu là do tài sản cơ sở:

  • Phái sinh truyền thống (Traditional Derivatives): Tài sản cơ sở là trái phiếu, cổ phiếu hay lãi suất.
  • Phái sinh phi tập trung (Decentralized Derivatives): Tài sản cơ sở là các đồng tiền điện tử.

Synthetic Assets (Tài sản tổng hợp)

Synthetic Asset là một loại hình phái sinh mới, cụ để, đó là các token đại diện kỹ thuật số của các phái sinh. Các công cụ phái sinh cung cấp khả năng tiếp xúc đối với tài sản cơ bản hay bị thế tài chính một cách tùy chỉnh như các hợp đồng tài chính, lúc đó, synthetic asset sẽ được token hóa trong các vị trí đó.

DeFi coin, token là gì?

Defi tokens là đồng coin được dùng trong các dự án của DeFi. Token là một loại tiền điện tử được mã hóa dựa trên nền tảng một loại tiền được mã hóa khác để hoạt động. Token còn là một dạng tiền tệ duy nhất chỉ dành cho các nền tảng phi tập trung. Mỗi token sẽ đại diện cho một loại tiền khác nhau, vì thế token luôn gắn liền với loại tiền mà nó đại diện cho.

DeFi coin token là gì

Tiềm năng của DeFi:

Tiềm năng phát triển hùng mạnh của DeFi trong thời đại hôm nay là điều không thể chối cãi. Khi mọi người chán ghét sự tập trung của hệ thống tài chính truyền thống, họ muốn sự tự do, không bị kiểm soát và đặc biệt là những người không có cơ hội tiếp cận với tài chính ngân hàng, chẳng hạn như công dân ở các nước chưa phát triển khu vực Châu Phi. Họ muốn chuyển sang DeFi để có thể tự mình quản lý tài chính cá nhân mà không cần phụ thuộc vào bất kì trung gian nào. Vì thế, Tài chính phi tập trung sẽ là tương lai tươi sáng của nền tài chính thế giới. Nó cũng là một bước ngoặt để chúng ta sẵn sàng đón nhận một nền tài chính mới mang tên “tài chính mở”. 

Tiềm năng của Defi

Nhìn vào số liệu được thống kê qua các năm, sự phát triển nhanh chóng của DeFi đã cho thấy rõ mức ảnh hưởng của nó đến người dùng. Trong tương lai không xa, hẳn sẽ càng ngày càng nhiều người biết đến DeFi và nó cũng sẽ trở nên phổ biến hơn với mọi người ở mọi nơi trên thế giới. 

Các dự án tiềm năng của DeFi

Các dự án defi tiềm năng

Aave (AAVE)

Một dự án cho phép người dùng vay và cho vay nhiều loại tiền điện tử khác nhau (trên 20 loại), đồng thời cung cấp cho họ nhiều sự lựa chọn hơn so với các dự án đối thủ. Điều đó khiến Aave trở thành một trong những dự án lớn nhất trong suốt cơn sốt DeFi vào năm 2020, và cũng trở thành một trong những dự án DeFi hàng đầu.

Yearn.finance (YFI)

Sử dụng tự động hóa nhằm đem lại cho người dùng sự tối đa hóa lợi nhuận từ yield farming (canh tác lợi nhuận). Yearn.finance đã sử dụng quy trình của nó để tự động hóa nhằm làm đơn giản đi quá trình yield farming đầy phức tạp. Điều này cho phép những người không am hiểu về công nghệ cũng có thể hưởng lợi từ quá trình canh tác lợi nhuận mà không cần phải biết nhiều về kiến thức kỹ thuật. Vì thế, Yearn.finance đã trở thành một hiện tượng khi được nhiều người mới bước vào DeFi lựa chọn.

MakerDAO (MKR)

Một trong những dự án mà DeFi đã công nhận nhiều nhất đó chính là MakerDAO (Tổ chức tự trị phi tập trung). Mối liên hệ với DAI (một loại tiền tệ mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng vào bất cứ lúc nào) làm cho uy tín của nó càng cao. DAI là một stablecoin được gán giá trị với đồng Đô la Mỹ và trở thành một trong những đồng tiền có giá trị nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử bây giờ.

Synthetix (SNX)

Giao thức thanh khoản chính yếu cho giao dịch phái sinh trong DeFi không thể không kể đến Synthetix. 2 tỷ đô la được khóa trong giao thức, dự án này nhanh chóng trở nên một dự án hàng đầu của DeFi.

Polygon (MATIC)

Nền tảng Polygon có cấu trúc chặt chẽ, dễ sử dụng, là chất lượng để mở rộng quy mô Ethereum và tăng trưởng cơ sở hạ tầng. Polygon SDK là thành phần chính yếu của Polygon, nó là một khuôn khổ mô-đun linh hoạt giúp xây dựng các loại ứng dụng một cách đa dạng hơn. 

Trong khoảng thời gian gần đây, Polygon đã được đánh giá là một dự án có tiềm năng phát triển mạnh, cùng với sự hỗ trợ và hợp tác uy tín từ Bitmax, Polygon tiến tới xây dựng cầu nối với chi phí rẻ, Polygon còn sở hữu nhiều dự án DeFi lớn như Sushiswap, 1inch, Aave,..

Tổng kết

Trên đây là một số kiến thức cơ bản cho những người muốn tìm hiểu về DeFi. Để hiểu rõ về DeFi chắc hẳn sẽ cần một khoảng thời gian dài để làm quen với những thuật ngữ của nó. Chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về những chủ đ ề, nhóm coin mà mình quan tâm trước khi quyết định đầu tư. Khi có kiến thức vững chắc rồi, chúng ta sẽ có thể tự tin kiếm lời nhuận một cách lâu bền nhất trong thị trường này.