Bảo hiểm Defi là gì? Hoạt động như thế nào

Tại sao cần bảo hiểm Defi?

Bảo hiểm Defi là thực sự rất cần thiết khi các dự án DeFi mới ra mắt và các dự án hiện tại tiếp tục đổi mới nhanh chóng, điều này đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều vụ tấn công và khai thác diễn ra, dẫn đến thiệt hại đáng kể.

Một vụ hack lớn gần đây gây thiệt hại nặng nề cho Polygon được công bố bao gồm: 273 triệu USD tokens Ethereum, 85 triệu USD bằng token USDC và 235 triệu USD token trên Binance Smart Chain. Quả thật đây là một vụ hack làm chấn động thị trường tiền điện tử, với sự mất mát quá lớn đó khiến nhiều người nản chí trong việc đầu tư.

Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý người dùng mới khi chưa kịp tham gia vào lĩnh vực nào của thị trường DeFi mà đã nhận được nhiều tin tức về các vụ hack và những rủi ro. Chúng mang lại một cái nhìn tiêu cực về chính những gì DeFi đang làm, mặc dù điều tốt DeFi mang lại nhiều hơn hẳn so với những rủi ro.

Việc sử dụng DeFi chắc chắn sẽ bị hạn chế nếu hệ sinh thái của nó chỉ có những người chấp nhận rủi ro cao. Có một hệ thống bảo hiểm mạnh mẽ là một biện pháp quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro mà người dùng gặp phải khi tương tác với các ứng dụng DeFi, do đó thu hút nhiều người dùng hơn vào không gian này. Nhờ có bảo hiểm mà người dùng có thể an tâm tham gia đầu tư mà không cần phải lo lắng tiêu cực quá nhiều về các khoản tiền của mình sẽ bị mất do các rủi ro xảy ra.

Bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm là một ngành công nghiệp lớn, với tổng phí bảo hiểm được bảo lãnh trên toàn cầu đạt 6,3 nghìn tỷ đô la vào năm 2019. Thế giới vốn dĩ hỗn loạn, và luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Dưới đây là khung quản lý rủi ro đơn giản để chỉ ra những gì người dùng nên làm với các loại rủi ro khác nhau. 

bảo hiểm quản lý rủi ro

Trong khuôn khổ quản lý rủi ro này, các rủi ro có tác động cao nhưng tần suất thấp, chẳng hạn như thiên tai và bệnh nan y, cần được loại bỏ. Bảo hiểm được tạo ra để đối phó với những loại rủi ro này.

Bảo hiểm hoạt động như thế nào?

Bảo hiểm hoạt động dựa trên hai giả định chính sau:

1. Luật số lớn (Law of Large Numbers )

Sự kiện tổn thất được bảo hiểm phải là một sự kiện độc lập. Nếu sự kiện được lặp lại đủ thường xuyên, kết quả sẽ gom về một giá trị mong đợi. 

2. Phân chia rủi ro (Risk Pooling)

Sự kiện mất mát có chung các đặc điểm là tần suất thấp và tác động cao. Như vậy, phí bảo hiểm do một nhóm nhiều người cùng trả sẽ bù đắp cho những tổn thất của một số yêu cầu bồi thường lớn. 

Về cơ bản, bảo hiểm là một công cụ để gộp vốn và xã hội hóa những tổn thất lớn để những người tham gia không gặp phải trường hợp mất cân bằng tài chính hay thậm chí phá sản chỉ với một sự kiện rủi ro duy nhất mà họ gặp phải.

Defi có cần bảo hiểm không?

Tiền điện tử có cần bảo hiểm không?

Bảo hiểm Defi cho phép các cá nhân chấp nhận rủi ro bằng cách xã hội hóa chi phí của bất kỳ sự kiện không may nào. Đây là một công cụ quản lý rủi ro quan trọng để khuyến khích nhiều người hơn ngoài những người dùng hiện tại tham gia. Ngành công nghiệp DeFi yêu cầu các sản phẩm bảo hiểm để các tổ chức có vốn đầu tư đáng kể đang triển khai được thuyết phục rằng việc tham gia vào DeFi là an toàn. 

Những nhà giao dịch lớn hay các tổ chức tham gia các ứng dụng trên DeFi đều được khuyến khích tham gia bảo hiểm. Việc này giúp người dùng tránh khỏi những rủi ro không mong muốn đến từ những người xấu tham gia nhằm tấn công và chiếm đoạt tài sản phi tập trung.

Tổng kết

Nhìn vào chung cục hiện tại của DeFi, nhiều người vẫn rất lo ngại bởi những rủi ro mà thế giới phi tập trung này mang đến. Giải pháp tham gia bảo hiểm Defi hiện tại tuy vẫn chưa là một giải pháp tối ưu nhất nhưng nó làm giảm đáng kể tổn thất mà các sự kiện mất mát mang lại cho người dùng.

Với những phát triển và cập nhật liên tục của không gian DeFi, mong rằng một ngày không xa, người dùng sẽ được bảo mật một cách tuyệt đối khỏi những mối lo ngại từ những kẻ xấu.

Hiện nay việc tham gia bảo hiểm Defi đã trở nên phổ biến và đơn giản hơn, người dùng có thể dễ dàng tham gia để có một sự an tâm hơn nữa khi đầu tư vào các dự án lớn.

Tại sao cần bảo hiểm?

Việc sử dụng DeFi chắc chắn sẽ bị hạn chế nếu hệ sinh thái của nó chỉ có những người chấp nhận rủi ro cao. Có một hệ thống bảo hiểm mạnh mẽ là một biện pháp quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro mà người dùng gặp phải khi tương tác với các ứng dụng DeFi, do đó thu hút nhiều người dùng hơn vào không gian này. Nhờ có bảo hiểm mà người dùng có thể an tâm tham gia đầu tư mà không cần phải lo lắng tiêu cực quá nhiều về các khoản tiền của mình sẽ bị mất do các rủi ro xảy ra.

Bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm là một ngành công nghiệp lớn, với tổng phí bảo hiểm được bảo lãnh trên toàn cầu đạt 6,3 nghìn tỷ đô la vào năm 2019. Thế giới vốn dĩ hỗn loạn, và luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Dưới đây là khung quản lý rủi ro đơn giản để chỉ ra những gì người dùng nên làm với các loại rủi ro khác nhau.

Defi có cần bảo hiểm không?

Bảo hiểm Defi cho phép các cá nhân chấp nhận rủi ro bằng cách xã hội hóa chi phí của bất kỳ sự kiện không may nào. Đây là một công cụ quản lý rủi ro quan trọng để khuyến khích nhiều người hơn ngoài những người dùng hiện tại tham gia. Ngành công nghiệp DeFi yêu cầu các sản phẩm bảo hiểm để các tổ chức có vốn đầu tư đáng kể đang triển khai được thuyết phục rằng việc tham gia vào DeFi là an toàn. 

Bình Luận

Trả lời