Hệ sinh thái Ethereum là gì?

Hệ sinh thái Ethereum là một hệ sinh thái crypto hay một mạng nền tảng điện toán phần quyền, có mã nguồn mở. Ethereum được xây dựng và hoạt động dựa trên công nghệ blockchain. Dễ hiểu hơn, nó như một quyển sổ ghi chép kỹ thuật số công khai, nơi mà tất cả các giao dịch và thỏa thuận tài chính được xác minh và lưu trữ lại hoàn toàn bằng một phần mềm chứ không hề có sự can thiệp nào đến từ bên thứ ba.

Đây là một cơ sở dữ liệu an toàn mà bất kể là ai cũng có thể truy cập vào được. Một khi các khối dữ liệu mới được thêm vào hệ sinh thái Ethereum, chúng sẽ lập tức được mã hóa để liên kết với một khối lớn (hay khối mẹ), từ đó tạo ra một bản ghi chép không thể chỉnh sửa được. Điều này đồng nghĩa với việc không ai có thể chỉnh sửa các dữ liệu đã được mã hóa trước đó, nhờ vậy nó an toàn và đạt hiệu quả cao.

Đặc trưng của hệ sinh thái Ethereum

Đặc trưng của hệ sinh thái Ethereum

Hiện nay, Ethereum là hệ sinh thái crypto lớn mạnh top 2 khi chỉ đứng sau Bitcoin- nền tảng xuất hiện đầu tiên, bởi đồng Ether của Ethereum có vốn hóa thị trường chỉ sau Bitcoin.

Điều khiến Hệ sinh thái Ethereum trở nên một nền tảng được người dùng săn đón không chỉ là xử lý các giao dịch tài chính, nhưng ngoài điều đó ra, Ethereum còn có tiềm năng để làm được nhiều điều khác hơn nữa. Bằng cách áp dụng hợp đồng thông minh, là một chương trình cho phép các nhà phát triển có thể lưu trữ bất kì ứng dụng phi tập trung nào (dApps), Ethereum đã ứng dụng công nghệ blockchain ở một tầm cao mới. Nơi người dùng có thể tự mình sáng tạo hay các nhà phát triển cũng có thể tạo ra những sản phẩm mới thu hút người dùng dựa trên nó.

Đã có rất nhiều người xây dựng, phát triển và ra mắt nhiều loại ứng dụng phi tập trung (dApps) trên hệ sinh thái Ethereum, trong đó nổi bật với nhiều trò chơi, thị trường cho công nghệ kỹ thuật số cũng như những ứng dụng về tài chính phi tập trung (DeFi).

Hợp đồng thông minh là gì?

Hợp đồng thông minh là gì?

Hợp đồng thông minh (smart contract) là một hợp đồng có thể lập trình, cho phép hai đối tác thiết lập các điều kiện của giao dịch mà không cần tin tưởng vào một bên thứ ba khác để thực hiện. 

Ví dụ: Nếu A muốn thiết lập một quỹ ủy thác để trả cho B 100 đô la vào đầu mỗi tháng trong 12 tháng tới, A có thể lập trình một hợp đồng thông minh để:

  1. Kiểm tra ngày hiện tại 
  2. Vào đầu mỗi tháng, tự động gửi cho B 100 đô la
  3. Lặp lại cho đến khi hết quỹ trong hợp đồng thông minh.

Sử dụng hợp đồng thông minh, A đã bỏ qua yêu cầu phải có bên trung gian thứ ba đáng tin cậy (luật sư, ngân hàng, v.v.) để gửi quỹ ủy thác cho B và làm cho quy trình trở nên minh bạch với tất cả các bên liên quan.

Hợp đồng thông minh hoạt động dựa trên nguyên tắc “nếu cái này, thì cái kia”. Bất cứ khi nào một điều kiện nhất định được đáp ứng, hợp đồng thông minh sẽ thực hiện hoạt động như được lập trình.

Nhiều hợp đồng thông minh được kết hợp để hoạt động với nhau, được gọi là ứng dụng phi tập trung (Dapp) để thực hiện các quy trình và tính toán phức tạp hơn.

Ether (ETH) là gì?

Ether là gì?

Ether (ETH) là loại tiền chính thức của Ethereum, nó cũng được xem như là nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái Ethereum.

Người dùng muốn tham gia đầu tư vào hệ sinh thái Ethereum có thể mua Ether (ETH) trên các sàn giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, người sở hữu Ether có thể dùng nó để mua các sản phẩm cũng như các thanh toán các dịch vụ khác. Ether (ETH) cũng có thể hoạt động như là một kho lưu trữ giá trị, giống như bạn đang mua vàng và cất giữ chúng.

Ether cũng được sử dụng để trả phí nhằm cho phép các hợp đồng thông minh và Dapps chạy trên hệ sinh thái Ethereum. Người dùng có thể nghĩ việc thực hiện các hợp đồng thông minh trên mạng Ethereum giống như việc lái một chiếc ô tô. Để lái một chiếc ô tô, họ cần có nhiên liệu. Để thực hiện một hợp đồng thông minh trên Ethereum, họ cần sử dụng Ether để trả một khoản phí được gọi là Gas.

Ether đang dần phát triển để trở thành tiền tệ dự trữ và kho lưu trữ giá trị độc nhất. Hiện tại, trong hệ sinh thái DeFi, Ether là sự lựa chọn tài sản ưu tiên nhằm sử dụng làm tài sản thế chấp cho nhiều DeFi Dapp. Nó cung cấp sự an toàn và minh bạch cho hệ thống tài chính này.

Gas là gì?

Gas là gì?

Trên hệ sinh thái Ethereum, tất cả các giao dịch và giao dịch thông qua hợp đồng thông minh đều yêu cầu thanh toán một khoản phí nhỏ. Phí này được gọi là Gas. Theo thuật ngữ kỹ thuật, Gas đề cập đến đơn vị đo lường những tính toán cần thiết để thực hiện một hoạt động hoặc một hợp đồng thông minh nào đó. Hoạt động thực hiện càng phức tạp thì càng cần nhiều Gas. Phí gas được thanh toán hoàn toàn bằng ETH. 

Giá Gas có thể dao động tùy từng thời điểm và tùy theo nhu cầu sử dụng của nhà mạng. Nếu có nhiều người cùng tương tác trên blockchain Ethereum, chẳng hạn như giao dịch trong ETH hay thực hiện các hoạt động của hợp đồng thông minh, do số lượng tài nguyên máy tính trên mạng có hạn, giá Gas có thể tăng lên. Ngược lại, khi mạng lưới không được sử dụng nhiều, giá gas thị trường sẽ giảm.

Phí gas có thể được đặt theo cách thủ công và trong tình huống mạng lưới bị tắc nghẽn do sử dụng nhiều, các giao dịch có phí gas cao nhất đi kèm với nó sẽ được ưu tiên xác nhận. Các giao dịch đã được xác thực sẽ được hoàn thiện và thêm vào blockchain. Nếu phí Gas được thanh toán quá thấp, các giao dịch sẽ được xếp hàng đợi và có thể mất một lúc để hoàn thành. Do đó, các giao dịch với phí gas thấp hơn mức trung bình có thể mất nhiều thời gian hơn.

Giá gas thường được biểu thị bằng gwei.

1 gwei = 0,000000001 Ether

Giả sử việc thực hiện hợp đồng thông minh để chuyển mã thông báo yêu cầu 21.000 đơn vị gas.

Giả sử tỷ giá trung bình trên thị trường đối với giá gas là 3 gwei.

21.000 gas x 3 gwei = 63.000 gwei = 0,000063 ETH

Khi thực hiện các giao dịch, bạn sẽ trả phí gas là 0,000063 ETH để xử lý và xác thực giao dịch của bạn trong mạng.

Ứng dụng phi tập trung (Dapps) là gì?

Ứng dụng phi tập trung (Dapps) là gì?

Trong hệ sinh thái Ethereum, Dapps chính là giao diện tương tác với blockchain thông qua việc sử dụng các hợp đồng thông minh. Dapps hoạt động giống như các ứng dụng web và di động thông thường, ngoại trừ việc chúng tương tác với blockchain theo những cách khác nhau. Một số cách yêu cầu ETH sử dụng Dapp như lưu trữ dữ liệu người dùng vào blockchain sao cho nó là bất biến, v.v.

Những lợi ích của Dapps là gì?

Những lợi ích của Dapps là gì?

Dapps được xây dựng dựa trên các mạng blockchain phi tập trung như Ethereum và thường có những lợi ích sau:

●     Tính bất biến: Không ai có thể thay đổi bất kỳ thông tin nào khi nó nằm trên blockchain.

●     Chống giả mạo: Các hợp đồng thông minh được xây dựng trên blockchain không thể bị giả mạo.

●     Minh bạch: Các hợp đồng thông minh cung cấp năng lượng cho Dapps đều có thể kiểm tra công khai.

●     Tính khả dụng: Miễn là hệ sinh thái Ethereum vẫn hoạt động, các Dapp được xây dựng trên nó sẽ vẫn hoạt động và có thể sử dụng được.

Những nhược điểm của Dapps là gì?

Những nhược điểm của Dapps là gì?

Mặc dù một blockchain mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có nhiều nhược điểm khác nhau đi kèm với nó:

●     Tính bất biến: Hợp đồng thông minh được viết bởi con người vì thế nó cũng sẽ có một giới hạn nhất định. Sai sót của nhà thiết kế là không thể tránh khỏi và các hợp đồng thông minh bất biến có khả năng sẽ gộp các lỗi nhỏ thành một lỗi gì đó nghiêm trọng hơn.

●     Minh bạch: Các hợp đồng thông minh có thể kiểm tra công khai nên cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công của các hacker vì chúng có thể xem mã để tìm các sơ hở trong các hợp đồng thông minh đó.
●     Khả năng mở rộng: Trong hầu hết các trường hợp, băng thông của Dapp bị giới hạn trong chuỗi khối mà nó nằm trên đó.

Hệ sinh thái Ethereum hoạt động thế nào?

Hệ sinh thái Ethereum hoạt động thế nào?

Hệ sinh thái crypto này hoạt động bằng cách sử dụng sức mạnh tính toán nhằm cung cấp năng lượng cho mạng. Thực tế, điều này có nghĩa là mỗi người dùng và tổ chức sử dụng máy tính của họ để chạy một phần mềm đặc biệt hay thiết bị thuộc mảng blockchain (nodes). Và ai cũng có thể cài đặt máy tính của họ để chạy một node.

Ethereum dựa vào các nhà khai thác (nodes or masternodes) để xử lý các giao dịch, đồng thời những người này cũng sẽ nhận được một khoản phí để chạy phần cứng cũng như phần mềm cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giao dịch. Các khoản đó còn được gọi là phí gas, nó được trả nhằm duy trì sự hoạt động ổn định của mạng. 

Nhờ sự liên kết mạng lớn của các máy tính, người dùng và các nhà phát triển có thể tận dụng điều này  để tạo và chạy các dApps trên mạng, và Ethereum sử dụng nó để cung cấp năng lượng cho các giao dịch ngang hàng diễn ra trên mạng, cũng như để bám sát ai đang sở hữu lượng tiền điện tử chính thức của mạng.

Các dApps được tạo ra lúc này sẽ liên kết với blockchain của hệ sinh thái Ethereum bằng các hợp đồng thông minh, khá giống với việc liên kết với một chương trình máy tính được gọi bằng một tên khác. Có thể hình dung dApp sẽ là giao diện của ứng dụng, sau khi được kết nối với các hợp đồng thông minh, các hợp đồng này sẽ đóng vai trò là các tính năng trong ứng dụng đó.

Ngoài ra, dApps khi đã được tạo ra, chúng cũng sẽ được tuân theo cách thức phân quyền của mạng, vì thế nó không hề được kiểm soát bởi một người duy nhất. Điều này có nghĩa là khi nhà phát triển thêm một dApp vào hệ sinh thái Ethereum, nó sẽ không thể bị gỡ xuống hay xóa bỏ.

Người dùng có thể tránh được sự kiểm soát từ bất kỳ bên thứ ba nào kể cả các tập đoàn và chính phủ khi tham gia vào hệ thống phi tập trung. Bởi hệ thống này cho phép người dùng ẩn danh khi sử dụng, điều này có nghĩa là bạn không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào mà vẫn có thể sử dụng được các ứng dụng trong hệ thống này.

Ethereum có thể được sử dụng cho những gì khác?

Ethereum có thể được sử dụng cho những gì khác?

Bên cạnh việc tạo Dapp, Ethereum có thể được sử dụng cho hai chức năng khác: tạo tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) hoặc phát hành các loại tiền điện tử khác.

DAO là một tổ chức hoàn toàn tự trị không chịu sự điều hành của một người mà thay vào đó được quản lý thông qua mã. Mã này dựa trên các hợp đồng thông minh và cho phép các DAO thay thế cách các tổ chức truyền thống thông thường đang được vận hành. Vì nó chạy trên mã nên sẽ được bảo vệ khỏi sự can thiệp của con người và sẽ hoạt động minh bạch. Sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào từ bên ngoài. Các quyết định quản trị sẽ được thông qua bằng biểu quyết mã thông báo DAO.

Nói về mã thông báo, Ethereum có thể được sử dụng làm nền tảng để tạo ra các loại tiền điện tử khác. Hiện tại có hai giao thức phổ biến cho mã thông báo trên mạng Ethereum: ERC-20 và ERC-721. 

ERC-20 là một giao thức xác định các quy tắc và tiêu chuẩn để phát hành mã thông báo trên hệ sinh thái Ethereum. Mã thông báo ERC-20 có thể thay thế được, có nghĩa là chúng có thể hoán đổi cho nhau và có cùng giá trị. Mặt khác, mã thông báo ERC-721 không thể thay thế, có nghĩa là nó hoàn toàn duy nhất và không thể thay thế cho nhau. Một cách đơn giản hơn là sẽ coi ERC-20 như là tiền và ERC-721 như là đồ sưu tầm.

Kênh thông tin của Ethereum

https://ethereum.org/en/
https://www.youtube.com/channel/UCNOfzGXD_C9YMYmnefmPH0g
https://discord.com/invite/CetY6Y4

https://github.com/ethereum/ethereum-org-website

Giá, biểu đồ, vốn hóa thị trường của Ethereum (ETH)

Tổng kết

Hệ sinh thái crypto đang một ngày một phát triển mạnh mẽ, bởi vậy hệ sinh thái Ethereum cũng trở nên một điểm sáng trong toàn bộ công cuộc phát triển này. Ethereum hiện đang giữ cho mình một vị thế quan trọng và trong tương lai còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Nhờ có hệ sinh thái Ethereum mà các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng, games hay các mảng cung cấp sản phẩm cho người dùng một cách đa dạng và phong phú.

Bởi vì đây là một hệ sinh thái lớn nên việc đầu tư vào đây cũng là một lợi thế, tuy vậy nhưng cũng phải cân nhắc thật kỹ vì nhà đầu tư có thể phải bỏ ra một số vốn ban đầu khá lớn. Với những thông tin cung cấp ở trên, mong rằng các nhà đầu tư có thể suy xét thật cẩn trọng và sáng suốt để có thể đầu tư vào đúng nơi và thu về cho mình những khoản lợi nhuận như mong muốn.

FAQs Hệ sinh thái Ethereum

Hệ sinh thái Ethereum là gì?

Hệ sinh thái Ethereum là một nền tảng mã nguồn mở toàn cầu dành cho các ứng dụng phi tập trung, có thể xem nó như một máy tính thế giới không thể tắt. Trên Ethereum, các nhà phát triển phần mềm có thể viết các hợp đồng thông minh để kiểm soát giá trị kỹ thuật số thông qua một bộ tiêu chí và có thể truy cập ở mọi nơi trên thế giới. Hiện nay, phần lớn DeFi Dapps đang được xây dựng trên blockchain Ethereum.

Hợp đồng thông minh là gì?

Hợp đồng thông minh (smart contract) là một hợp đồng có thể lập trình, cho phép hai đối tác thiết lập các điều kiện của giao dịch mà không cần tin tưởng vào một bên thứ ba khác để thực hiện.

Ứng dụng phi tập trung (Dapps) là gì?

Trong hệ sinh thái Ethereum, Dapps chính là giao diện tương tác với blockchain thông qua việc sử dụng các hợp đồng thông minh. Dapps hoạt động giống như các ứng dụng web và di động thông thường, ngoại trừ việc chúng tương tác với blockchain theo những cách khác nhau. Một số cách yêu cầu ETH sử dụng Dapp như lưu trữ dữ liệu người dùng vào blockchain sao cho nó là bất biến.

Gas là gì?

Trên hệ sinh thái Ethereum, tất cả các giao dịch và giao dịch thông qua hợp đồng thông minh đều yêu cầu thanh toán một khoản phí nhỏ. Phí này được gọi là Gas. Theo thuật ngữ kỹ thuật, Gas đề cập đến đơn vị đo lường những tính toán cần thiết để thực hiện một hoạt động hoặc một hợp đồng thông minh nào đó. Hoạt động thực hiện càng phức tạp thì càng cần nhiều Gas. 

hunnyplay's referral program

Comments (No)

Leave a Reply